Home  >  Tin Tức  >  Company News

Cần có các cơ chế sáng tạo trong thí điểm năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo

2023-07-24

Share this article:

Ngày 10/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một số bộ, ngành liên quan để triển khai thực hiện một trong những mục tiêu của Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII).

Đó là phấn đấu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Công Thương, EVN đã báo cáo những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam (Quyết định 13).

mái-nhà-năng-lượng-mặt-trời.jpg

Đại diện các bộ, ngành cũng phân tích, làm rõ nguyên nhân của những bất cập, hạn chế và đề xuất hướng tháo gỡ, bám sát quan điểm trong Quy hoạch điện VIII là “ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu”.


Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo chưa được quy định trong các văn bản luật, nghị định nên cần có các cơ chế năng động, sáng tạo trong thực hiện thí điểm. Nhiệm vụ trước mắt là cần có ngay cơ chế, chính sách khắc phục những bất cập, hạn chế trong Quyết định 13; đề xuất các giải pháp, nhiệm vụ mang tính đột phá, thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà. 

Đến ngày 6/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính ban hành Công điện số 517/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng điện mùa khô năm 2023 và thời gian tới, với các chỉ đạo cấp bách nhằm huy động hiệu quả mọi nguồn lực thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện. Đồng thời, chủ động xây dựng các kịch bản linh hoạt ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện; tập trung cao độ thực hiện hiệu quả các giải pháp về tăng cường tiết kiệm điện.


Tiếp đó, ngày 8/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025 và các năm tiếp theo. Trong đó, Phó Thủ tướng yêu cầu tận dụng và huy động các nguồn lực để lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời để giảm tiêu thụ điện từ hệ thống điện quốc gia...

mái-nhà-năng-lượng-mặt-trời-1.jpg

Năng lượng tái tạo giúp EVN tiết kiệm hàng chục nghìn tỉ đồng

Nguồn điện từ năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) thay thế cho than, dầu giúp EVN tiết kiệm hàng chục nghìn tỉ đồng. Và trong Quy hoạch điện 8, phát triển các nguồn năng lượng mới này cũng là ưu tiên hàng đầu.

Quy hoạch điện 8 hướng tới năng lượng sạch

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có quan điểm nhấn mạnh: ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới.

Trong báo cáo về kế hoạch vận hành hệ thống điện năm 2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ghi nhận, năm 2022, sản lượng điện phát từ nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, mặt trời, sinh khối) đạt 35,647 tỉ kWh (chiếm 13,2% sản lượng điện). Trong đó, riêng sản lượng điện mặt trời phát thực tế đạt 26,302 tỉ kWh, tăng 723 triệu kWh so với năm 2021. Ngược lại, điện sản xuất từ nhiệt điện than năm 2022 là 105,173 tỉ kWh, giảm 19,451 tỉ kWh so với năm 2021. Chỉ tính riêng chi phí tiết kiệm được do không phải huy động 19,451 tỉ kWh điện than (do có điện mặt trời thay thế), EVN tiết kiệm được trên 20.000 tỉ đồng.


Hot products

BIẾN TẦN VI MÔ

BIẾN TẦN VI MÔ

BIẾN TẦN VI MÔ

SELENE

SELENE

Ổ CẮM ĐIỆN POWERCUBE

Ổ CẮM ĐIỆN POWERCUBE

Fully Customized Lithium Ion battery

RELATED SOLUTION